Con người phân biệt với động vật ở chỗ biết suy nghĩ, uy ghét, biết tư duy. Do vậy trong cuộc sống cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên sự hạnh phúc. Các cảm xúc tiêu cực bao gồm: Tội lỗi, giận dữ, sợ hãi và lo lắng,thù hận, đau khổ, chán nản, ghét, tự ti và đố kỵ, bi quan, bảo thủ,nghi ngờ, lạnh lùng và vô cảm. Các cảm xúc tích cực đó là: Yêu, biết ơn, tự tin, quyết tâm. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu sâu hơn bản chất của các cảm xúc này và lý giải cho những sự thay đổi trong cơ chế hình thành của chúng:
1. Tội lỗi
Chúng ta cảm thấy tội lỗi khi mà Khi hành động khác với hình ảnh tự thân của bản thân mỗi người.
VD: tôi vẽ và cho tôi là người thật thà. Khi tôi nói dối ta sẽ cảm thấy tội lỗi
Khi ta sống theo nguyên tắc, khi làm việc khác với nguyên tắc ta sẽ thấy tội lỗi và cần điều chỉnh hành vi trở về thay đúng trong tâm:
Để không cảm thấy tội lỗi nữa: có 3 cách:
1: Điều chỉnh hành vi về đúng hình ảnh tự thân
2: Điều chỉnh hình ảnh tự thân để phù hợp với hành động, ( có thể điều chỉnh nguyên tắc của mình)
3: chấp nhận và bỏ qua tội lỗi cho bản thân mình và coi đó là lẽ tất yếu, là một phần của cuộc sống và phải chấp nhận
2. Giận dữ
Khi hành động của người khác hoặc của chính bản thân mình khác với hình ảnh tự thân mà ta vẽ ra cho người đó hoặc cho bản thân ta.
Vd: ta luôn nghĩ rằng bạn ta là người tốt, người luôn giúp đỡ khi ta khó khan, nhưng đã không làm thế với ta khi ta cần họ, do đó ta giận dữ
Điều chỉnh hình ảnh tự thân của ta về người khác và coi đó phù hợp với hành động của ngươi đó. Do vậy khi nó giống nhau thì ta không còn giận dự nữa
P/s: ta không thể điều chỉnh hành vi của bất cứ ai trừ khi họ tự muốn thay đổi. nếu có đó là dùng quyền lực cứng ( cấp bậc, đe dọa, làm cho họ sợ , sợ bị phạt, sợ bị mất tiền, sợ không đươc yêu thương) mà điều chỉnh hành vi). Hãy dung quyền lực mềm, biến ta thành người mà họ thấy muốn được thay đổi để phù hợp, để làm việc cùng với ta được.
+ một cách ở đây là định hướng để người đó cảm thấy tồi lỗi khi làm việc đó. Nói cách khác , ta gián tiếp giúp họ vẽ hình ảnh tự thân của bản thân họ theo chiều hướng khác tốt hơn để họ hành động đúng với hình ảnh đó mà tự thấy tội lỗi mà phải thay đổi hành động- cái mà khiến ta thấy giận dữ.
VD: ta là sếp có nhân viên luôn đi muộn làm việc không nhiệt huyết quyết tâm khiến ta giận dữ. Để không giận dữ nữa ta có 2 cách:
1: Điều chỉnh hình ảnh ta nghĩ về anh ta: từ 1 người nhân viên mẫn cán, nhiệt tình thành 1 người nhân viên chuyên đi muộn, làm việc không tốt, do vậy ta không thấy giận dữ nữa những hành động của a nhân viên kia sẽ không thay đổi và có hại cho sự phát triển chung của đội nhóm.
2: ta hướng anh ta tới hình ảnh tự thận mới. Ta khích lệ anh ta, để anh ta tự cho mình là một người nhân viên tốt, do đó khi đi làm muộn, không làm nhiệt tình, anh ta sẽ thấy tội lỗi mà điều chỉnh mình.
3: Nếu anh ta thấy tội lỗi mà không điều chỉnh, bỏ qua và chấp nhận nó như tất yếu , bình thường của cuộc sống, khi ấy ta biết anh ta không thể cải tạo được. Biện pháp cuối cùng là loại bỏ anh ta khỏi đội nhóm để không ảnh hưởng tới công việc chung
3. Sợ hãi và lo lắng
Nguồn gốc của sự sợ hãi bắt nguồn từ cơ chế tự bảo vệ của não con người.
Não luôn hành động chống lại các nguy hiểm hiện hữu hoặc tiềm tàng xảy ra với bản thân ta, do vậy nó sinh ta cảm xúc sợ hãi để ngăn ta không làm điều đó, có hại cho nó.
Khi ta dùng dao sắc gọt hoa quả, não nghĩ rằng hành động gọt này có thể làm đứt tay có hại cho cơ thể, do vậy mà ta cảm thấy sợ hãi. Khi ta muốn đầu tư, khởi nghiệp, mối nguy hiểm có thể mất tiền trong nó sinh ra mà làm ta thấy sợ hãi, ngăn ta làm điều đó
Do vậy để vượt quả nỗi sợ hãi chỉ có 1 cách là đối đầu trực tiếp với nó, rèn luyện bản thân để vượt qua nỗi sợ này. Khi ta luyên tập đã bỏ nhiều thời gian để rèn luện võ công thì khi cầm kiếm chiến đấu, ta sẽ không cảm thấy sợ hãi nữa, lúc này kiếm từ mỗi đe dọa sẽ quay lại thành vũ khí, là công cụ để ta sử dụng có lợi cho bản thân ta. Cũng như vậy, nối sợ hãi sẽ không bao giờ biến mất, nó chỉ bị cho ý chí, tinh thần mạnh mẽ của ta làm cho lấn át, qua đó mà tự biến đi mà thực chất nó vẫn hiện hữu trong mỗi chúng ta. Đừng để bản thân làm nô lệ của sự sỡ hãi, hãy biến nó thành động lực, thành công cụ để rèn luyện bản thân ngày càng mạnh mẽ hơn để vượt quá, chiến thắng chính nỗi sợ trong bản thân bạn.
Chính vì sợ hãi mà sinh ra lo lắng:
Sơ bị mất tiền nên lo lắng về tiền
Sợ bị người khác chê cười nên lo lắng về ngoại hình của mình
Sợ cơ đơn nên lo lắng khi không có bạn bè chơi cùng
Sợ hãi và lo lắng luôn đồng hành cùng nhau
Bài viết được viết từ 2017